Phát động cuộc thi “Tìm hiều về đất và người Sầm Sơn”
Nhằm tuyên truyền, giáo dục, bồi đắp, nâng cao hiểu biết cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn thành phố về tiềm năng, lợi thế; về truyền thống cách mạng, lịch sử, văn hóa; về sự nghiệp xây dựng và phát triển thành phố Sầm Sơn. Đồng thời, cổ vũ, động viên, khích lệ lòng tự hào, khát vọng phát triển của cán bộ, đảng viên và Nhân dân thành phố; khẳng định vai trò, trách nhiệm, tình cảm đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển quê hương, đất nước; góp phần xây dựng thành phố Sầm Sơn trở thành thành phố du lịch biển thông minh, hiện đại, hấp dẫn, thân thiện. Thành ủy Sầm Sơn phát động cuộc thi“Tìm hiều về đất và người Sầm Sơn”.
Cụm di tích lich sử, danh lam thắng cảnh núi Trường Lệ, thành phố Sầm Sơn
1. Đối tượng: Là người Sầm Sơn đang sinh sống, học tập, làm việc trên mọi miền Tổ quốc và ở nước ngoài; người địa phương khác, người nước ngoài đang sinh sống và công tác tại Sầm Sơn (trừ các đồng chí trong Ban Tổ chức, Tổ giúp việc Ban Tổ chức Cuộc thi).
2. Nội dung: Tìm hiểu về đất và người Sầm Sơn (Có bộ câu hỏi gửi kèm).
3. Hình thức thi: Thi trắc nghiệm và thi viết (bài thi viết bằng tay; có thể lệ Cuộc thi gửi kèm).
4. Thời gian
- Thời gian làm bài thi: Bắt đầu tính từ khi Ban Tổ chức Cuộc thi công bố Thể lệ Cuộc thi.
- Thời gian nộp bài thi về Ban Tổ chức Cuộc thi: Trước ngày 30/4/2022 (đối với bài dự thi gửi qua đường bưu điện thì tính ngày gửi bài).
- Thời gian tổng kết và trao giải Cuộc thi: Trước ngày 19/5/2022.
Sau đây là bộ câu hỏi của cuộc thi
CÂU HỎI
Cuộc thi Tìm hiểu về đất và người Sầm Sơn
(Kèm theo Kế hoạch số 01-KH/BTCCT, ngày 03/3/2022 của Ban Tổ chức Cuộc thi Tìm hiểu về đất và người Sầm Sơn)
-----
PHẦN I: 20 câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Thời điểm khởi đầu hình thành và phát triển du lịch Sầm Sơn?
a. Năm 1906.
b. Năm 1907.
c. Năm 1908.
d. Năm 1909.
Câu 2: Tên đơn vị hành chính của vùng đất Sầm Sơn giai đoạn 1945 - tháng 6/1946?
a. Xã Lương Niệm, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.
b. Xã Sầm Sơn, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.
c. Xã Quảng Tiến, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.
d. Xã Bắc Sơn, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.
Câu 3: Thị trấn Sầm Sơn với tư cách là đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Thanh Hóa được thành lập ngày/tháng/năm nào? Bao gồm các khu vực và đơn vị nào?
a. Ngày 18/12/1981 theo Quyết định số 157/HĐBT; bao gồm khu vực nghỉ mát Sầm Sơn và xã Quảng Sơn thuộc huyện Quảng Xương.
b. Ngày 19/4/1963 theo Quyết định số 50-CP của Hội đồng Chính phủ; bao gồm khu vực nghỉ mát Sầm Sơn và các xã: Quảng Tiến, Quảng Cư, Quảng Tường, Quảng Sơn thuộc huyện Quảng Xương.
c. Ngày 19/4/1963 theo Quyết định số 50-CP của Hội đồng Chính phủ; bao gồm khu vực nghỉ mát Sầm Sơn và xã Quảng Sơn thuộc huyện Quảng Xương.
d. Ngày 18/12/1981 theo Quyết định số 157/HĐBT, bao gồm khu vực nghỉ mát Sầm Sơn và các xã: Quảng Tiến, Quảng Cư, Quảng Tường, Quảng Sơn thuộc huyện Quảng Xương.
Câu 4: Thành phố Sầm Sơn được thành lập ngày/tháng/năm nào? Diện tích và dân số thành phố (theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019)?
a. Ngày 19/4/2017, theo Nghị quyết số 368/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV; diện tích 44,94km2; dân số109,208 người.
b. Ngày 15/5/2015, theo Nghị quyết số 935/NQ-UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII; diện tích 44,94km2; dân số 109,208 người.
c. Ngày 08/12/2016 theo Nghị quyết số 39/2016/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa; diện tích 44,94km2; dân số 109,208 người.
d. Ngày 02/12/2020 theo Nghị quyết số 1108/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV; diện tích 44,94km2; dân số 109,208 người.
Câu 5: Thành phố Sầm Sơn có bao nhiêu di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt?
a. 01 di tích quốc gia đặc biệt và 07 di tích cấp quốc gia.
b. 01 di tích quốc gia đặc biệt và 08 di tích cấp quốc gia.
c. 01 di tích quốc gia đặc biệt và 09 di tích cấp quốc gia.
d. 01 di tích quốc gia đặc biệt và 10 di tích cấp quốc gia.
Câu 6: Chi bộ đảng đầu tiên - tiền thân của Đảng bộ thành phố Sầm Sơn thành lập vào ngày/tháng/năm nào? Tại đâu?
a. Ngày 03/9/1947, tại nhà đồng chí Vũ Thanh Long, thôn Cá Lập, xã Quảng Tiến (nay thuộc khu phố Trung Chính, phường Quảng Cư).
b. Ngày 02/9/1947, tại nhà đồng chí Vũ Thanh Long, thôn Cá Lập, xã Quảng Tiến (nay thuộc khu phố Trung Chính, phường Quảng Cư).
c. Ngày 01/11/1948, tại nhà đồng chí Vũ Đức Linh, thôn Cá Lập, xã Quảng Tiến (nay thuộc khu phố Trung Chính, phường Quảng Cư).
d. Ngày 01/6/1954, tại nhà đồng chí Vũ Đức Linh, thôn Cá Lập, xã Quảng Tiến (nay thuộc khu phố Trung Chính, phường Quảng Cư).
Câu 7: Tính đến ngày 03/02/2022, Đảng bộ thành phố có bao nhiêu đảng viên và tổ chức cơ sở đảng trực thuộc Thành ủy?
a. 5.402 đảng viên và 40 tổ chức cơ sở đảng.
b. 5.492 đảng viên và 39 tổ chức cơ sở đảng.
c. 5.492 đảng viên và 40 tổ chức cơ sở đảng.
d. 5.442 đảng viên và 39 tổ chức cơ sở đảng.
Câu 8: Mục tiêu xây dựng và phát triển thành phố Sầm Sơn đến năm 2030 theo Nghị quyết số 07-NQ/TU, ngày 26/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Xây dựng và phát triển thành phố Sầm Sơn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là gì?
a. Phấn đấu đến năm 2030, thành phố Sầm Sơn trở thành đô thị du lịch trọng điểm quốc gia.
b. Phấn đấu đến năm 2030, Sầm Sơn là đô thị du lịch, vui chơi, giải trí độc đáo hàng đầu của cả nước.
c. Phấn đấu đến năm 2030, thành phố Sầm Sơn trở thành đô thị du lịch hiện đại, hấp dẫn, thân thiện.
d. Phấn đấu đến năm 2030, thành phố Sầm Sơn trở thành thành phố du lịch biển thông minh, hiện đại, hấp dẫn, thân thiện.
Câu 9: Thành phố Sầm Sơn có bao nhiêu đơn vị, cá nhân được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và bao nhiêu Mẹ Việt Nam anh hùng?
a. 10 đơn vị và 2 cá nhân Anh hùng lực lượng vũ trang; 3 Anh hùng lao động và 91 Mẹ Việt Nam Anh hùng.
b. 9 đơn vị và 3 cá nhân Anh hùng lực lượng vũ trang; 2 Anh hùng lao động và 91 Mẹ Việt Nam Anh hùng.
c. 9 đơn vị và 3 cá nhân Anh hùng lực lượng vũ trang; 3 Anh hùng lao động và 91 Mẹ Việt Nam Anh hùng.
d. 9 đơn vị và 3 cá nhân Anh hùng lực lượng vũ trang; 02 Anh hùng lao động và 92 Mẹ Việt Nam Anh hùng.
Câu 10: Bác Hồ về thăm Sầm Sơn vào ngày/tháng/năm nào? Bác đã căn dặn cán bộ, Nhân dân Sầm Sơn điều gì?
a. Từ ngày 17-19/7/1960. Bác đã căn dặn: . Sầm Sơn phải tận dụng lợi thế của mình phát triển du lịch mà thu lấy tiền.
b. Từ ngày 17-18/7/1960. Bác đã căn dặn: . Sầm Sơn phải tận dụng lợi thế của mình phát triển du lịch mà thu lấy tiền.
c. Từ ngày 10-12/12/1961. Bác đã căn dặn: . Sầm Sơn phải tận dụng lợi thế của mình phát triển du lịch mà thu lấy tiền.
d. Từ ngày 11-12/12/1961. Bác đã căn dặn: . Sầm Sơn phải tận dụng lợi thế của mình phát triển du lịch mà thu lấy tiền.
Câu 11: Ngày 19/5/2021, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố đã ban hành Nghị quyết số 05-NQ/TU về Phát huy những giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống; tiếp thu tinh hoa văn hóa các vùng miền, tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng hình ảnh người Sầm Sơn đẹp trong lòng bạn bè và du khách. Nghị quyết đề ra mấy định hướng xây dựng hình ảnh người Sầm Sơn đẹp trong lòng bạn bè, du khách?
a. 5.
b. 6.
c. 7.
d. 8.
Câu 12: Năm 2017, thành phố Sầm Sơn vinh dự được nhận giải thưởng gì tại Lễ vinh danh doanh nghiệp du lịch hàng đầu Việt Nam do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức?
a. Khách sạn 5 sao hàng đầu Việt Nam.
b. Sân gôn hàng đầu Việt Nam.
c. Điểm thăm quan du lịch hàng đầu Việt Nam.
d. 1 trong 5 khu du lịch hàng đầu cả nước.
Câu 13: Năm 2021, thành phố Sầm Sơn được vinh danh là thành phố thông minh ở hạng mục nào?
a. Dịch vụ công thông minh.
b. Điều hành và quản lý thông minh.
c. Du lịch thông minh.
d. Môi trường thông minh.
Câu 14: Bài hát Sầm Sơn in dấu chân Bác Hồ do ai sáng tác?
a. Thế Việt.
b. Lê Đăng Khoa - Nguyễn Hoài Nam.
c. Đoàn Ứng.
d. Đoàn Dũng - Lê Đăng Sơn.
Câu 15: Chiếc bè mảng Sầm Sơn được làm lễ hạ thủy vượt Thái Bình Dương vào ngày/tháng/năm nào? Tại đâu? Ai là người Sầm Sơn cùng tham gia hành trình này?
a. Ngày 13/6/1993, tại bãi biển dưới chân đền Độc Cước; ông Lương Viết Lợi, người phường Trường Sơn đã tham gia hành trình này.
b. Ngày 15/3/1993, tại bãi biển dưới chân đền Độc Cước; ông Lương Viết Lợi, người phường Trường Sơn đã tham gia hành trình này.
c. Ngày 16/3/1993, tại tại bãi biển dưới chân đền Độc Cước; ông Lương Viết Lợi, người phường Trường Sơn đã tham gia hành trình này.
d. Ngày 26/3/1993, tại tại bãi biển dưới chân đền Độc Cước; ông Lương Viết Lợi, người phường Trường Sơn đã tham gia hành trình này.
Câu 16: Để xây dựng Sầm Sơn đến năm 2025 trở thành đô thị du lịch thông minh, hiện đại, hấp dẫn, thân thiện, Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Sầm Sơn lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra bao nhiêu chương trình trọng tâm, khâu đột phá ?
a. 4 chương trình trọng tâm, 4 khâu đột phá.
b. 4 chương trình trọng tâm, 2 khâu đột phá.
c. 2 chương trình trọng tâm, 4 khâu đột phá.
d. 3 chương trình trọng tâm, 3 khâu đột phá.
Câu 17: Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Chi bộ đảng và lực lượng vũ trang Sầm Sơn đã kết hợp với Ty Điệp báo Trung ương, Ty Công an Thanh Hóa đánh đắm thông báo hạm A-miô- đanh-vin của Pháp trên vùng biển Sầm Sơn. Trận đánh này diễn ra ngày, tháng, năm nào? Điệp báo viên trực tiếp dùng thuốc nổ đánh đắm thông báo hạm đã dũng cảm hy sinh là ai?
a. 26/9/1950. Điệp báo viên Nguyễn Thị Lợi, người đóng vai phu nhân Quốc vụ khanh đã dũng cảm hy sinh.
b. 27/9/1950. Điệp báo viên Nguyễn Thị Lợi, người đóng vai phu nhân Quốc vụ khanh đã dũng cảm hy sinh.
c. 26/9/1951. Điệp báo viên Nguyễn Thị Lợi, người đóng vai phu nhân Quốc vụ khanh đã dũng cảm hy sinh.
b. 27/9/1951. Điệp báo viên Nguyễn Thị Lợi, người đóng vai phu nhân Quốc vụ khanh đã dũng cảm hy sinh.
Câu 18. Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ vĩ đại (7/5/1954), thực dân Pháp buộc phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ. Một trong những điều khoản trong hiệp định này là bộ đội và cán bộ miền Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào phải tập kết ra Bắc. Cảng Hới, xã Quảng Tiến (nay là phường Quảng Tiến, thành phố Sầm Sơn) là nơi được Đảng, Bác Hồ chọn làm địa điểm đón tiếp, chăm sóc, nuôi dưỡng đồng bào, cán bộ, chiến sỹ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc. Cuộc đón tiếp chính thức bắt đầu và kết thúc vào ngày/tháng/năm nào? Tổng số thương, bệnh binh; cán bộ; học sinh và gia đình cán bộ được đón tiếp và chăm sóc?
a. Từ ngày 10/10/1954 đến ngày 10/5/1955. Đã đón tiếp và chăm sóc ân cần 1.869 thương, bệnh binh; 47.346 cán bộ; 5.922 học sinh và 1.443 gia đình cán bộ.
b. Từ ngày 13/10/1954 đến ngày 03/5/1955. Đã đón tiếp và chăm sóc ân cần 1.869 thương, bệnh binh; 47.346 cán bộ; 5.922 học sinh và 1.443 gia đình cán bộ.
c. Từ ngày 18/10/1954 đến ngày 01/5/1955. Đã đón tiếp và chăm sóc ân cần 1.869 thương, bệnh binh; 47.346 cán bộ; 5.922 học sinh và 1.443 gia đình cán bộ.
d. Từ ngày 15/10/1954 đến ngày 01/5/1955. Đã đón tiếp và chăm sóc ân cần 1.869 thương, bệnh binh; 47.346 cán bộ; 5.922 học sinh và 1.443 gia đình cán bộ.
Câu 19: Với những thành tích xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Pháp, cán bộ, nhân dân và lực lượng vũ trang Sầm Sơn vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân theo Quyết định nào?
a. Quyết định số 566,KT/CTN, ngày 08/11/2000.
b. Quyết định số 761,KT/CTN, ngày 29/01/1996.
c. Quyết định số 358,KT/CTN, ngày 08/4/2005.
d. Quyết định số 499,KT/CTN, ngày 30/8/1995.
Câu 20: Di tích lịch sử nào của thành phố Sầm Sơn đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp tỉnh?
a. Khu lưu niệm nơi thành lập Chi bộ Cố Gắng - Tiền thân của Đảng bộ thành phố Sầm Sơn.
b. Khu lưu niệm nơi Bác Hồ về thăm và kéo lưới với ngư dân Sầm Sơn.
c. Khu lưu niệm nơi đón tiếp đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc.
d. Tượng đài Liệt sĩ, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nguyễn Thị Lợi.
Phần II. Câu hỏi tự luận
Hãy nêu cảm nhận của bản thân về sự thay đổi của quê hương Sầm Sơn? Bằng tình yêu và trách nhiệm đối với quê hương, bạn sẽ làm gì để góp phần xây dựng Sầm Sơn trở thành đô thị du lịch thông minh, hiện đại, hấp dẫn, thân thiện? (không quá 6.000 từ)./.